Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
97808

Những ai sẽ dạy Y, Dược tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội?

Đăng lúc: 09:34:04 30/11/2015 (GMT+7)

(ĐSPL) - Trong danh sách giảng viên cơ hữu của trường hiện có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ uy tín như ngành Dược có PGS.TS Lê Văn Truyền, PGS.TS Chu Quốc Cường, TS Lê Ngọc Phan, TS Trần Đức Long….

 Báo Vietnamnet thông tin, ngoài vấn đề cơ sở vật chất, dư luận còn tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng về đội ngũ giảng viên sẽ đảm nhiệm việc giảng dạy các ngành Y đa khoa và Dược học tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Những ai sẽ dạy Y, Dược tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội? - Ảnh 1

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Về vấn đề này PGS.TS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “Đội ngũ giảng viên của trường là những GS, PGS đầu ngành, của trường ĐH Y các bác sĩ ở bệnh viện lớn ở Hà Nội”.

Được biết, trong danh sách giảng viên cơ hữu của trường hiện có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ uy tín như ngành Dược có PGS.TS Lê Văn Truyền, PGS.TS Chu Quốc Cường, TS Lê Ngọc Phan, TS Trần Đức Long….

Ngành Y đa khoa có GS.TSKH Lê Anh Tuấn, GS.TSKH Phạm Vinh Quang, PGS.TS Nguyễn Văn Tường, PGS.TS Nguyễn Văn Thắng…

Cũng theo ông Hóa, trong thời gian chuẩn bị mở ngành trường đã mời TS Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Y tế tham gia công tác quản lý. Tuy nhiên, do đang làm Trưởng ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương nên TS Triệu đã hẹn với trường sẽ về làm sau khi nghỉ công tác bên Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe.

Cụ thể, danh sách giảng viên cơ hữu ngành Dược của trường có 31 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó có 7 trưởng bộ môn là TS, PGS, GS có chuyên ngành về bào chế, phân tích kiểm nghiệm thuốc, dược liệu, tổ chức và quản lý dược, dược lý lâm sàng, hoá dược và vật lý hoá. Theo trình độ thì có 5 TS, PGS, GS; có 18 ThS và DS chuyên khoa I, II; đảm nhiệm giảng dạy 80% khối kiến thức của chương trình đào tạo.

 

Những ai sẽ dạy Y, Dược tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội? - Ảnh 2

Danh sách giảng viên cơ hữu khoa Dược

 

 
Ngành Y đa khoa của trường có 52 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó có 6 trưởng bộ môn là TS, PGS, GS y học cơ sở ngành, nội, ngoại, sản, nhi, y học dự phòng và y tế công cộng. Theo trình độ thì có 33 TS, PGS, GS, ngoài ra là các ThS và BS chuyên khoa I, II; đảm nhiệm giảng dạy 80% khối kiến thức ngành và chuyên ngành...

 

Trước đó, trả lời trên VTV tối 26/11, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học​ - Công nghệ và Đào tạo​ (Bộ Y tế​) cho hay, thời điểm Bộ này trực tiếp thẩm định (tháng 10/2015), trường vẫn phải khắc phục một số tồn tại mới đủ điều kiện đào tạo hai ngành mới.

​"Trường giới thiệu có 47 cán bộ giảng dạy, tuy nhiên Bộ Y tế yêu cầu tối thiểu phải có 50 người trình độ thạc sĩ trở lên. Nhiều người có tên nhưng chưa thấy bản cam kết sẽ tham gia làm giảng viên cơ hữu của trường", ông Lợi nói.

Tuy nhiên, sau một tháng, Bộ Y tế chưa nhận được phản hồi trường đã khắc phục những thiếu sót trong khâu chuẩn bị hay chưa, thì Bộ GD&ĐT đã cấp phép mở ngành.

Trong khi đó, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đủ khả năng đào tạo hai ngành này đối với sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, còn những thủ tục cần thiết khác, trường sẽ phải hoàn thiện trong 3 năm tới.

Trao đổi trên Tri thức thực tuyến chiều 26/11, ông Trịnh Ngọc Thạch - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, cho rằng điều quan tâm nhất là trường có đủ năng lực mở ngành không (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất).

"Đào tạo ngành y càng đòi hỏi cơ sở vật chất, thí dụ các thiết bị kỹ thuật, phòng thí nghiệm, máy móc, công nghệ… Về nguyên tắc mở ngành thì không có gì sai, nhưng thẩm định điều kiện phải cân nhắc kỹ", ông Thạch nói.

Xuân Tùng (Tổng hợp)